Đối với những người không thông thạo code, việc tạo child theme theo phương pháp thủ công thực sự rất khó khăn và tốn nhiều công sức.Trong bài viết này Khotenmien.vn xin giới thiệu đến bạn những nội dung về Child Theme. Vậy chính xác Child Theme là gì? Hướng dẫn tạo child theme trong WordPress. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Child Theme là gì?
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu child theme là một theme con kế thừa toàn bộ tất cả tính năng và bố cục và giao diện của Parent theme (theme mẹ)
Vấn đề này cho phép bạn dễ dàng cập nhật theme mẹ, mà không phải lo sợ về rủi ro mất những thay đổi trên parent theme. Bạn sẽ tùy chỉnh child theme, mà không ảnh hưởng đến parent theme.
Tuy nhiên những update trên parent theme sẽ tiếp tục được thừa hưởng trên child theme hoàn toàn.
2. Lợi ích khi dùng Child Theme.
Đối với nhiều bạn thích khám phá và thích tùy biến lại website, blog nhưng thường tác động vào Parent Theme. Đặc biệt, có nhiều bạn thường chỉnh CSS sao cho theo phong cách mà bạn mong muốn.
Tuy nhiên, mỗi khi theme update lên phiên bản mới sẽ mất hết các tùy biến của bạn trước đó. Điều này dẫn đến website của bạn sẽ trở về mặc định như lúc ban đầu. Mọi công sức tùy biến theme, CSS coi như đổ sông đổ biển.
Do vậy, child theme là liệu pháp an toàn được nhiều người sử dụng nhất khi muốn thiết kế lại trang web của mình. Mọi tùy biến CSS, code đều thực hiện trên child theme.
Khi child theme được tạo cho website, blog thì mọi quá trình update của parent theme đều không ảnh hưởng đến website cũng như những gì bạn đã tùy biến thiết kế.
3. Cách làm việc của Child Theme.
Tạo theme con xong trong phần Appearance >> Theme sẽ hiển thị 1 theme con. Bạn kích hoạt theme này lên để cho nó hoạt động. Cách kích hoạt theme child y như cách kích hoạt theme mẹ mà bạn đã biết trước đây.
Khi 1 child theme hoạt động nó sẽ thực thi tệp tin mà nó đang sở hữu, cùng lúc đó các file không nằm trong Folder child theme cũng được thực thi do nó tự động lấy tệp từ theme mẹ.
Chẳng hạn, child ban đầu khi tạo tệp “style.css
” thì ngoại trừ tệp tin này, nó sẽ tự động thực thi tất cả các file bên thư mục mẹ.
Thế nhưng, bạn copy thêm 1 tệp tin footer qua thư mục theme child thì cả 2 tệp tin style.css & footer.php được ưu tiên thực thi trước.
Đáng chú ý chú ý, tệp tin functions.php trong child cho dù bạn có khai báo, tùy biến như nào thì nó sẽ cùng lúc đó thực thi song song với nhau chứ không ưu tiên cho child như những tệp tin kia.
Nói tóm lại, tất cả các file trừ functions.php
trên child theme sẽ được ưu tiên trước. Bên child theme ko có file gì thì nó sẽ chủ động lấy file từ theme mẹ để theme hoạt động.
Từ đây, để thay đổi code bạn chỉ cần copy file bên theme mẹ chuyển qua theme con rồi thoải mái chỉnh sữa mà không cần dính đến code bên thư mục theme mẹ nữa.
4. Hướng dẫn tạo child theme trong WordPress.
1. Việc trước tiên các bạn cần làm chính là cài đặt và kích hoạt plugin Child Theme Generator (download).
2. Kế tiếp, truy xuất vào Settings => Child-Theme Gen.
Trong đó:
- Parent theme: lựa chọn theme gốc mà bạn muốn tạo child theme.
- Heading: đặt tên cho child theme. Chẳng hạn, tôi đang dùng parent theme là PublishNow Pro, tôi sẽ đặt tên cho child theme của nó là “PublishNow Pro Child”.
- Description: viết mô tả cho child theme, tốt nhất các bạn nên viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu.
- Child Theme URL: link tới trang giới thiệu về child theme.
- Author: tên tác giả của child theme.
- Author URL: link tới trang giới thiệu tác giả của child theme.
- Version: phiên bản của child theme.
- Include GPL License: bao gồm cả giấy phép GPL.
Sau khi hoàn tất, click vào nút Create new child theme.
3. Gần như ngay lập tức, một child theme sẽ tự động được tạo ra. Nếu bạn muốn kích hoạt luôn child theme này, hãy tick vào mục Activate child-theme rồi click nút Finished.
4. Việc còn lại của bạn là truy tìm Appearance => Themes & tiến hành tùy biến child theme mà thôi. Thật dễ dàng phải không nào?
Lưu ý:
- Sau khi tạo child theme, các bạn có thể vô hiệu hóa và xóa plugin Child Theme Generator nếu không còn dùng đến nữa.
- Một số plugin đi kèm parent theme sẽ bị vô hiệu hóa khi child theme được tạo. Các bạn cần truy cập mục Plugins và kích hoạt lại chúng.
TẠM KẾT.
Vậy là Khotenmien.vn đã vừa giới thiệu về Child Theme cho các bạn rồi đấy. Mong rằng những thông tin trong bài viết dưới đây có thể cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về Child Theme thông qua một số nội dung như hild Theme là gì? Hướng dẫn tạo child theme trong WordPress.… từ đó có thể giúp ích cho các công việc của bạn. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này!
Xem thêm : Theme WordPress là gì? Cách cài theme cho WordPress như thế nào?
Thu Uyên – Tổng hợp, chỉnh sửa.